Vòng quay vốn lưu động là gì, quan trọng thế nào với sức khảo doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững và lâu dài?
Table of Contents
Vòng quay vốn lưu động là gì?
Vòng quay vốn lưu động là các tài sản ngắn hạn gồm tiền đầu tư, tiền lương, hàng hoá tồn kho và các nguồn vốn khác… còn được gọi là tài sản lưu động. Vòng quay vốn lưu động tiếng Anh là Working Capital, viết tắt WC.
Theo wikipedia “Vốn lưu động là một thước đo tài chính đại diện cho thanh khoản vận hành có sẵn cho một doanh nghiệp, tổ chức hoặc thực thể khác, bao gồm cả cơ quan chính phủ. Cùng với các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị, vốn lưu động được coi là một phần của vốn hoạt động. Vốn lưu động được tính như tài sản hiện tại trừ nợ ngắn hạn. Nó là một nguồn gốc của vốn lưu động, thường được sử dụng trong các kỹ thuật định giá như DCFS (các dòng tiền chiết khấu). Nếu tài sản hiện tại ít hơn nợ ngắn hạn, một thực thể có một thiếu vốn lưu động, còn được gọi là thâm hụt vốn lưu động.“
Tầm quan trọng của vòng quay vốn lưu động ra sao với doanh nghiệp?
Tài sản cố định, thiết bị và tiền chính là phần vốn lưu động mà doanh nghiệp cần nắm rõ vì đó là thước đo sức khoẻ doanh nghiệp. Nó thúc đẩy sự phát triển kinh doanh, ảnh hưởng đến các chi phí phát sinh ..v..v… Nếu không hiểu rõ, nắm được vòng quay vốn lưu động là gì, hoạt động ra sao chắc chắn doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động cũng như phát triển mạnh mẽ.
Công thức tính vòng quay vốn lưu động là gì?
Một doanh nghiệp cần tính chính xác được Vòng quay vốn lưu động hiện tại là bao nhiêu, Vòng quay vốn lưu động có đáp ứng được các nghĩa vụ mà dòng vốn này trong ngắn hạn hay không.
Công thức tính Vòng quay vốn lưu động đơn giản là:
Nợ ngắn hạn + Tài sản ngắn hạn = Vốn lưu động
Trong đó:
- Nợ ngắn hạn là các khoản nợ doanh nghiệp phải chi trả trong thời hạn 1 năm, bao gồm nợ dồn và nợ phải trả.
- Tài sản ngắn hạn là tài sản hiện có của doanh nghiệp có thể quy đổi thành tiền mặt trong thời gian 1 năm. Tài sản ngắn hạn bao gồm lượng tiền mặt hiện có, tài sản và những khoản vay trong ngắn hạn khác.
Quản lý vòng quay vốn lưu động
- Quản lý nợ: doanh nghiệp quản lý được số nợ cụ thể sẽ quản lý và thu hồi được vốn, bù đắp vào vốn hiện có và giúp doanh nghiệp có được số vốn lưu động mạnh hơn, chủ động hơn trong các đầu tư kinh doanh để phát triển.
- Quản lý tồn kho: khi quản lý được tồn kho doanh nghiệp sẽ cải thiện được tốc độ sản xuất, kinh doanh. Tránh được các rủi ro về tồn đọng hàng hoá, tránh thất thoát lượng tiền mặt trong vòng quay vốn cũng như huy động được vốn.
- Quản lý tiền mặt: quan trọng nhất trong 3 công việc của quản lý vòng quay vốn lưu động. Doanh nghiệp cần xác định rõ số dư hiện có, tiền mặt đang có trong tài khoản, đây là vốn mà doanh nghiệp được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh của mình một cách chủ động & linh hoạt nhất.
Với các thông tin trên sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ “Vòng quay vốn lưu động là gì?”, cách tính vòng quay vốn lưu đông cũng như cách quản lý dòng vốn lưu động ngắn hạn này làm sao hiệu quả nhất trong hoạt động kinh doanh và phát triển doanh nghiệp bền vững.