Bị mất vàng có đen không & lượm được vàng hên hay xui? Nếu gặp các trường hợp như vật thì bạn nên làm gì giải hạn hoặc xử lý như thế nào cho đúng nhất?
Lượm được vàng hên hay xui?
Nhặt vàng ngoài đường xưa nay không phải là hiếm, thậm chí có người đi làm đồng đôi khi đào được hủ vàng hủ bạc vẫn thường được báo chí đưa tin. Hoặc có những người đi trên đường vô tình lượm được nhẫn vàng, lắc vàng hay là dây chuyền vàng cũng rất nhiều.
Với người không mê tín và chỉ nghĩ đến giá trị món đồ bằng vàng mình mới lượm được hẳn sẽ không có cách giải quyết nào khác là quy ra tiền. Nhưng với những ngừoi làm ăn, buôn bán hoặc có một niềm tin vào nhân quả hoặc hên xui thì muốn biết khi lượm được vàng hên hay xui, có nên lượm hay không? Nếu lỡ nhặt được vàng rồi thì phải làm sao?
Những câu hỏi điển hình như là:
- minh nhat duoc cai nhan vang minh quen khong de lai tien minh mang ra tiem vang sua mat 100k co lam sao khong ban
- các bạn đã giải quyết thế nào vậy? mình cũng nhặt được 1 cái nhẫn cưới trong nhà mình mà hỏi cũng không ai nhận, giờ mình cũng chưa có hướng giải quyết thế nào cả?
- Trần Văn Minh “toi di vua nhat dc cai nhan cuoi o khuon vien truog nhug toi ban di k giu.k biet hen hay xui cac ban?“
- Đêm qua về muộn đang đi bộ thì nhặt đc một cái lắc bạc rất xinh xắn, biết ai mà trả bây giờ ?
- hôm nay mình đi tắm thì nhặt được 1 chiếc nhẫn vàng một người bạn để quên nhưng mình biết người đó là ai nên đã trả luôn cho người mất( vì mình là sinh viên đang ở trọ và người để quên là cô bạn ngay cạnh phòng mình, cô ấy đã từng khoe nó với mình nên minh ms biết) nếu như vậy có gặp xui không mọi người, nghe moi ngươi nói mình lo lắm chẳng biết có sao không ai biết nói cho mình biết với cảm ơn mọi người nhiều nhé
- hôm nay mòng 2, tình cờ dọn quán thì thấy 1 cái lắc vàng, mình lượm bỏ túi, trong đầu cứ nghỉ xem có ai hỏi thì trả lại, mà đến bây giờ vẫn chưa thấy ai hỏi gì hết, lên mạng đọc thì nghe bảo là xui lắm. Giờ lo quá, trong quán mình luôn, mình đọc nghe nói bỏ ít tiền lẻ lại chổ củ, mình vừa bỏ 1 ít tiền lẻ lại, vậy có sao không add
- nay đầu tháng đã nhặt dc vang . khong biet lam the nao , lỡ nhat len roi vat di thi lai bao mat loc , ma mang ve thi xui , minh len giai quyet the nao day ?
- minh thì lam o bv ,quầy nhận bệnh thì tự nhiên thay hai cai nhẫn vàng ,dạng giống như nhẫn cưới ,hỏi thì chang có ai nhận vậy hên hay xui ,gio phai làm gì đây ,,
Lượm được vàng xui hay hên?
Trao đổi này có khá nhiều người đóng góp ý kiến như là: khi nhặt được vàng như vậy ngoài việc tìm người bị mất để đem trả lại thì người nhặt được nên bỏ lại một ít tiền lẻ để không bị hao tài, tổn lộc.
- cụ trả lại cho người bị mất đi. Nhặt được của rơi mà không trả lại là coi như phạm pháp đấy
- Thế Giới Tâm Linh Huyền Bí “ko sao đâu bạn,. nhà ad đã nhặt đc cả 2 lần nhưng làm ăn vẫn lên mấy năm rồi đây. Bạn nhặt được vàng ở ngoài đường thi nên để lại 1 ít tiền bạn nhé.”
- nhặt đc vàng bác cứ có đồng tiền lẻ nào ném xuống chỗ mình nhặt đc coi như mua là ko bị xui tí nào đâu
- Thong Tran “chào bạn,mình xin chia sẽ ,bất cứ ai nhật được tài lộc điều là hên cả ,nhưng bạn hãy mỡ tâm trả lại cho người bị mắc ,vì người nào làm mắc rất khổ tâm,mến chào bạn….“
- Đào Trọng Hiếu Nhặt “được đồ ở ngoài đường thì để vài ba ngàn ở chỗ đó là được.”
- Ngôngnghenh “Được bạc thì sang. Được vàng thì lụi. Cũng ko rõ lắm. Nhưng nghe nói trong vàng có thần. Khi nhặt được nên để chút tiền lại.“
Bạn tôi kể: Cô cháu hôm trước dọn rác trước ngõ nhặt được chiếc nhẫn một chỉ. Chiếc nhẫn có mặt đá trái tim lồng vào ngón cạnh vừa in. Về đến nhà chợt nhớ ra câu thành ngữ trên bỗng nhiên thấy nản, rồi từ nản sang sợ. Cô nhủ thầm, có thể chỉ là nhẫn mỹ ký. Xòe que diêm đốt thử, thấy bám khói đen sì. Nghĩ may mà không phải vàng thật. Nhưng rồi vẫn tiêng tiếc giữ lại.
Hôm sau đưa nhẫn cho chồng mang ra hàng vàng. Lửa khò hai nhát, nhẫn trắng bóng ra rồi khi nguội trở lại thì màu vàng óng. Vàng thật rồi!
Nỗi lo lại kéo đến.
Chồng bảo: Thôi em cho làm từ thiện đi.
Nhưng nghe chữ “cho” lại tiếc.
Vậy giữ lại thì còn mỗi cách tán lộc. Cháu bàn với chồng rồi rủ rê bạn bè đi quán. Khởi đầu việc tán lộc là một triệu rưỡi. Ông bác có máy bơm hỏng không có tiền sửa chữa, cháu gọi thợ, lại thêm một khoản gần bằng nửa cái máy bơm mới ra đi. Lại thêm hai ba việc lặt vặt nữa được “tán lộc” giải quyết.
Chiếc nhẫn một chỉ, nào biết là vàng gì. Hiệu vàng đánh giá chỉ hơn bốn triệu, vậy mà loanh quanh tán lộc, khi cộng lại cháu tiêu thành gần 5 triệu. Vậy mà nó chưa bao giờ là của mình. Mỗi khi nhớ về chiếc nhẫn, cháu lại ngao ngán nhủ thầm: Vàng độc thật. Chả biết chuyện “được vàng” sẽ còn ám ảnh nó đến bao giờ!
Câu chuyện nhặt được vàng có thật
Hơn 1 năm trước, chị Mai là công nhân của Nhà máy Xử lý rác thải Cà Mau. Trong lúc phân loại rác, chị nhặt được chiếc ví màu đỏ bên trong có nhiều nữ trang, tổng cộng gần 5 lượng vàng (24k và 18k). Sau đó, Công an TP Cà Mau đã tạm giữ số vàng này và thông báo tìm chủ sở hữu.
Theo thông báo của Công an TP Cà Mau đăng trên Báo Cà Mau ngày 15-8-2014, sau 30 ngày kể từ khi đăng thông báo, nếu không có ai đến liên hệ làm việc, số vàng sẽ sung vào công quỹ…
Đến ngày 9-12-2014, chị Mai gửi đơn đến Công an tỉnh Cà Mau yêu cầu được nhận lại số vàng vì Công an TP Cà Mau không tìm được chủ sở hữu. Ngày 16-12-2014, Công an tỉnh Cà Mau chuyển đơn của chị Mai cho Công an TP Cà Mau xử lý.
Ngày 13-3-2015, đại tá Nguyễn Quang Khởi, Trưởng Công an TP Cà Mau, ký văn bản trả lời chị Mai. Văn bản nêu rõ: Nếu sau ngày 16-8 không có người nhận lại tài sản thì chị được quyền khởi kiện ra TAND TP Cà Mau vì vụ việc có tranh chấp với Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ Công Lý (đơn vị chủ quản của Nhà máy Xử lý rác thải Cà Mau).
Thế nhưng, sau khi chị Mai khởi kiện, TAND TP Cà Mau xác minh Công ty Công Lý không tranh chấp nên hướng dẫn chị liên hệ Công an TP Cà Mau để giải quyết. Ngày 27-8, chị Mai tiếp tục gửi đơn đến Công an TP Cà Mau và được hẹn đến ngày 16-9 sẽ giải quyết.
Một điều tra viên của Công an TP Cà Mau cho biết hướng giải quyết số vàng nêu trên là sẽ áp dụng theo khoản 2, điều 241 Bộ Luật Dân sự. Theo đó, chị Mai sẽ nhận 10 tháng lương tối thiểu và 50% tài sản còn lại.
“Vì số vàng trong ví da không phải là vật cố ý bỏ nên được xác định là vật đánh rơi hoặc bỏ quên. Vật mà người ta cố ý từ bỏ mới là vật vô chủ. Thêm nữa, bà Mai nhặt được là trên băng tải của nhà máy chứ không phải bãi rác công cộng. Người nhặt là công nhân của nhà máy, phải theo quy định của nhà máy. Hiện nay, đã có người gọi đến đơn vị nhận mình là chủ số vàng này. Dù hết thời gian theo quy định nhưng nếu có người trực tiếp đến khai nhận là chủ tài sản thì chúng tôi vẫn phải xác minh” – điều tra viên giải thích.
Theo điều tra viên này, số vàng đang được niêm phong, lưu giữ tại Công an TP Cà Mau. Trong khi đó, mẫu thông báo đăng trên Báo Cà Mau được giải thích là do nhầm lẫn, đúng ra thì thời hạn phải là 1 năm!
Chị Mai cho biết thời điểm phát hiện được ví đựng vàng là khoảng 15 giờ ngày 4-8-2014 khi chị đang phân loại rác ở băng tải số 4. Đúng 1 giờ sau, ông Nguyễn Tiến Tân, Giám đốc Điều hành Nhà máy Xử lý rác thải Cà Mau, đã lập biên bản vụ việc. Điều lạ lùng là tiêu đề biên bản ghi: “Về việc lượm tài sản của nhà máy” (?).
Theo chị Mai, trong lúc lập biên bản vụ việc, giữa chị và ông Tân đã xảy ra tranh cãi. Thấy tình hình căng thẳng nên cả 2 bên cùng đồng ý giao công an xử lý. Ngày 13-8-2014, chị Mai nhận điện thoại của phòng tổ chức Công ty Công Lý thông báo cho nghỉ việc kể từ hôm đó. Ngày 1-9-2014, chị Mai chính thức nhận quyết định sa thải. Quyết định nêu rõ chị bị cho thôi việc theo đề nghị của giám đốc điều hành bởi vi phạm nội quy nhà máy ngày 4-8-2014 (hôm nhặt vàng).
“Ngay sau khi bị lập biên bản vì “lượm tài sản của nhà máy”, tôi bị tạm đình chỉ công việc. Hôm sau, tôi nghỉ làm, có xin phép tổ trưởng. Ngày kế tiếp, tôi đến làm việc thì cán bộ phòng tổ chức thông báo là chờ nhận quyết định nghỉ việc… Sau khi nghỉ việc, tôi nhận được trợ cấp 3 tháng lương. Cuộc sống của gia đình tôi hiện rất khó khăn vì chồng bệnh tật, mất khả năng lao động” – chị Mai buồn bã.
Trong khi đó, ông Nguyễn Tiến Tân cho rằng do chị Mai tự ý nghỉ việc nên mới ra quyết định cho nghỉ, chứ không phải vì lý do không chịu nộp lại vàng cho nhà máy. Tuy nhiên, quyết định cho thôi việc, như lời ông Tân, là hoàn toàn trái luật bởi thời gian tự ý nghỉ việc (nếu có) của chị Mai chưa vượt quá 5 ngày nghỉ dồn trong 1 tháng.
Tham gia trợ giúp pháp lý miễn phí cho chị Phạm Tuyết Mai, luật sư Lê Thanh Thuận (Đoàn Luật sư tỉnh Cà Mau) cho rằng việc Công an TP Cà Mau áp dụng khoản 2, điều 241 Bộ Luật Dân sự để xử lý vụ việc này là chưa chuẩn xác mà nên áp dụng khoản 2, điều 239. Theo đó, nếu không xác định được ai là chủ sở hữu thì số vàng phải thuộc về người phát hiện, tức chị Mai. Vụ việc của chị Mai đã có tiền lệ, đó là trường hợp của chị ve chai Nguyễn Thị Ánh Hồng – người nhặt 5 triệu yen trong chiếc thùng loa ở TP HCM.