Tổng mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam 2016 là 40 tỉ USD. Ngoài thông tin về lượng dự trữ vàng của Việt Nam thì chi tiết dự trữ ngoại tệ của việt nam 2016 là điều các nhà đầu tư tài chính quan tâm trước khi quyết định các quyết sách kinh doanh sắp tới.
Dự trữ ngoại hối của Việt Nam 2016
Theo trang tin VnExpress ngày 20/10/2016 như sau:
Sáng 20/10, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trình bày Báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2016 và nhiệm vụ năm 2017 trước Quốc hội. Bên cạnh các kết quả chung, báo cáo cũng nhận định tình hình tỷ giá và thị trường ngoại tệ, thị trường vàng thời gian qua ổn định. Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt trên 40 tỷ USD, cao nhất từ trước đến nay.
Trên thực tế, dự trữ ngoại hối đã có xu hướng tích lũy trong những năm gần đây. Căn cứ trên các số liệu được công bố chính thức thì trong vòng 18 tháng qua, con số này đã tăng khoảng 5 tỷ USD. Cách đây đúng 3 năm, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng từng đưa ra số liệu Việt Nam có khoảng 32 tỷ USD dự trữ ngoại hối.
Trong hệ thống ngân hàng, nợ xấu tiếp tục được xử lý gắn với nâng cao chất lượng tín dụng, bảo đảm thanh khoản và an toàn hệ thống. Tín dụng đối với nền kinh tế đến nay tăng 11,24%. Một số tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất huy động và cho vay khoảng 0,5-1,5% một năm.
Thủ tướng cho rằng trong 9 tháng qua, Chính phủ đã quản lý chặt chẽ, chống thất thu ngân sách, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế và tăng cường kiểm soát, tiết kiệm chi ngân sách. Tổng thu ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt 70,8% dự toán; ước cả năm tăng 2,4%; bội chi giữ bằng mức Quốc hội thông qua (theo giá trị tuyệt đối).
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện trong 9 tháng tăng 12,4%; vốn ODA và vay ưu đãi giải ngân đạt khoảng 2,7 tỷ USD. Mức vốn hóa thị trường chứng khoán đạt 63% GDP, cao nhất từ trước đến nay. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tăng mạnh, đạt khoảng 18 tỷ. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt 32,5% GDP (kế hoạch là 31,5%).
Bên cạnh những thành tựu đạt được, Thủ tướng cũng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém còn tồn tại như: Một số dự án sử dụng vốn đầu tư công hiệu quả thấp; nợ đọng xây dựng cơ bản lớn. Quản lý sử dụng tài sản công, chi tiêu công còn lãng phí. Nợ công cao, áp lực trả nợ lớn…
Số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa lớn nhưng tỷ lệ vốn bán ra đạt thấp. Một số doanh nghiêp Nhà nước kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, chưa công khai minh bạch kết quả sản xuất kinh doanh; nhiều dự án đầu tư lớn của các tập đoàn, tổng công ty chậm tiến độ, thua lỗ, lãng phí, phải dừng đầu tư, dừng hoạt động. Công tác quản lý cán bộ còn nhiều bất cập, chưa kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm, có trường hợp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
dự trữ ngoại hối của việt nam qua các năm
Dự trữ ngoại hối Việt Nam từ năm 1997-2014
So với các nước trong khu vực Asean, kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam đứng vị trí thứ 6 trong tổng số 11 nước (tính tới cuối năm 2014).
Trong cơ cấu dự trữ ngoại hối của Việt Nam, ngoại tệ vẫn luôn chiếm tỷ trọng chính. Cuối năm 2014, Việt Nam đã có tỷ 33,8 tỷ USD dự trữ ngoại hối bằng ngoại tệ, 385,8 triệu USD vàng và 388,3 triệu USD dự trữ ngoại hối bằng quyền rút vốn đặc biệt SDRs. Còn theo số liệu mới nhất được cập nhật bởi Thống đốc Nguyễn Văn Bình, tới tháng 7/2015, tổng kho dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng 37 tỷ USD ngoại tệ và 10 tấn vàng.
Nhìn chung, giai đoạn 2012-2014, Việt Nam gia tăng đáng kể kho dự trữ ngoại hối quốc gia bằng ngoại tệ, trong khi giảm lượng vàng và quyền rút vốn đặc biệt.
Dự trữ ngoại hối bằng ngoại tệ
Dự trữ ngoại hối bằng vàng
Dự trữ ngoại hối bằng quyền rút vốn đặc biệt SDRs
- nên mua vàng miếng hay nhẫn trơn
- Khu đất vàng Tp.HCM: các khu đất vàng bị bỏ hoang